Cũng như một số cơ quan khác, mắt trẻ sơ sinh cần được chăm sóc đặc biệt và đòi hỏi sự nhẹ nhàng, chính xác. Những lời khuyên dưới đây của BS Minh Hương (BV Nhi Trung ương), sẽ giúp bạn chăm sóc đúng cách và tốt nhất cho đôi mắt của bé.

Cách vệ sinh

- Dụng cụ: Hai miếng gạc tiệt trùng (hoặc hai miếng vải vuông cotton hay khăn sạch), nước muối sinh lý.
- Cách thực hiện: Làm ẩm miếng gạc với chút nước muối sinh lý, rồi gấp lại thành hình tam giác và lau nhẹ các góc mắt bằng đầu nhọn. Nếu lông mày của bé bị dính, bạn hãy dùng miếng gạc lau mắt bé từ trong ra ngoài, nhẹ nhàng và tỉ mỉ.

Một số lưu ý 

- Luôn dùng gạc (vải, khăn) sạch riêng biệt khi vệ sinh từng mắt, hoặc sử dụng các phần khác nhau của gạc (vải, khăn) để lau, tránh lây truyền bệnh.
- Nếu mắt bé chảy nước nhiều, có thể đã bị viêm kết mạc nhẹ. Bạn hãy đưa con đi khám bác sĩ.
- Nếu một góc mắt bé thường xuyên bị phủ bởi gỉ màu trắng hoặc vàng, có thể là hiện tượng bị tắc tuyến lệ. Ngoài nước muối sinh lý natri clorid 09, bạn cần được bác sĩ tư vấn nếu muốn sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cho bé.
- Nếu nhận thấy mắt bé bị đỏ và rát ở vùng góc dưới hoặc có nhiều mủ, bạn hãy cho con đi khám bác sĩ để được kê đơn, tránh nhiễm trùng.

Những yếu tố cần thiết

Ngoài việc vệ sinh cẩn thận, bạn cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ. Những dướng chất cần thiết và quan trọng gồm:

- Vitamin A: Giúp bảo vệ biểu mô và tăng cường hệ miễn dịch của mắt.  Nếu thiếu vitamin này, có thể dẫn đến sừng hóa biểu mô giác mạc, gây loét và mù lòa. Các mẹ nên cho trẻ bú sớm trong 30 phút đầu sau sinh, bú mẹ hoàn toàn trong năm đầu đời, để trẻ được cung cấp vitamin A qua nguồn sữa mẹ. Khi ăn dặm, cần cho trẻ ăn những thực phầm giàu vitamin A như như thịt, cá, trứng, gan, sữa, cà rốt, bí đỏ, đu đủ, xoài, cam, cà chua… Tuy nhiên, không được uống vitami A quá liều vìsẽ sẽ dẫn đến những nguy hại cho trẻ. Lượng vitamin A cần thiết theo lứa tuổi như sau: từ 3 - 6 tháng/ 325mcg, từ 6 - 12 tháng/ 350mcg, từ 1 - 9 tuổi/ 400mcg.

- Vitamin B: Vitamin B1, B2 là một trong những nguồn dinh dưỡng chủ yếu của các dây thần kinh thị giác. Thiếu vitamin B1 sẽ thường xuyên cảm thấy mỏi mắt, còn nếu lượng vitamin B2 không đủ sẽ dễ dẫn đến viêm giác mạc. Nhu cầu vitamin B1 mỗi ngày tùy theo độ tuổi (dưới 1 tuổi/ 0,3mg, 1 - 3 tuổi/0,5mg,  4 - 6 tuổi/0,6mg…). Vitamin B1 có nhiều trong thịt nạc, đậu, lạc…, vitamin B2 có nhiều trong gan, thịt lợn, trứng gà, cá tươi, nấm...

- Acid a-linoleni: Là một trong những nguyên tố cấu thành nên các tế bào não bộ và võng mạc mắt, kích thích phát triển trí thông minh và thị lực. Acid a-linolenic có trong cá hồi, cá ngừ, quả hạnh, hạt dẻ, dầu gan cá… Theo khuyến cáo, các bà mẹ nên bổ sung thêm 1.000mg acid a-linolenic mỗi ngày cho trẻ.

- Taurine: Không những bảo vệ và kích thích sự phát triển của võng mạc, mà còn nâng cao khả năng cảm nhận của thị giác. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thai phụ nên bổ sung nguyên tố này, nhất là 4 tháng cuối của thai kỳ. Mỗi ngày, thai nhi chỉ có thể tự tích lũy từ 6 - 8mg taurine.

(nguồn: bau.vn)

0 nhận xét:

Post a Comment

 
Dũng Phạm Blog © 2013. All Rights Reserved. Design by Pham Huu Dung
Top